Trang

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

HỢP QUY THỨC ĂN CHÓ MÈO NHẬP KHẨU

1.    Về hình thức nhập khẩu thức ăn chó mèo:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Trong đó, hồ sơ hải quan thực hiện theo khoản 2 Điều 16.hồ sơ hải quan được quy định tại Điều 71 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.

2.    Về quản lý chuyên ngành:
-    Thực hiện việc kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư số 40/2012/TT-BNNPTNT ngày 15/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật;
-    Thực hiện việc kiểm dịch động vật theo quy định tại Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nếu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật;

-    Thực hiện việc kiểm tra chất lượng theo quy định tại Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường hợp thức ăn chăn nuôi mới, chưa có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam thì tiến hành khảo nghiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và Điều 22 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp chưa rõ, đề nghị bạn liên hệ với Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn.
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

HỒ SƠ NHẬP KHẨU HỢP QUY THỨC ĂN CHÓ MÈO


Hồ sơ thủ tục nhập khẩu thức ăn cho chó thực hiện theo Thông tư 66 ngày 10/10/2011 của Bộ NN&PTNT Việt Nam.
Đối với thức ăn cho chó nhập khẩu là sản phẩm đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, mỗi lô hàng nhập khẩu về Việt Nam thực hiện thủ tục Đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng.
Đối với thức ăn cho chó nhập khẩu là sản phẩm chưa có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam, thực hiện thủ tục Công nhận chất lượng TĂCN nhập khẩu.
1. Hồ hồ sơ công nhận chất lượng thức ăn cho chó nhập khẩu gồm có:
 a) Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu)

 b) Chứng nhận lưu hành tự do (CFS): do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, là bản gốc hoặc chứng thực sao đúng với bản chính + bản dịch tiếng Việt có dấu treo của Công ty nhập khẩu.
 c) Chứng nhận chất lượng cho nhà sản xuất: ISO hoặc GMP hoặc HACCP hoặc chứng nhận khác tương đương (bản scan) + bản dịch tiếng Việt có dấu treo của Công ty nhập khẩu.
 d) Chứng nhận phân tích (CA): bản gốc + bản dịch tiếng Việt có dấu treo của Công ty nhập khẩu.
 e) Nhãn hàng hoá: bản gốc + bản dịch tiếng Việt có dấu xác nhận của Công ty nhập khẩu.
 f) Bản tiêu chuẩn cơ sở Công ty đăng ký áp dụng;
 g) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty nhập khẩu.
 h) Giấy xác nhận của nhà sản xuất nước ngoài về việc uỷ quyền cho Công ty ở Việt Nam đăng ký sản phẩm này;
 i) Thông tin khác về sản phẩm: dữ liệu an toàn sản phẩm, chứng nhận thành phần, quy trình sản xuất …(nếu có).
2. Thời gian xử lý hồ sơ: 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Cơ quan xử lý hồ sơ: Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT VIỆT NAM   
4. Cơ sở pháp lý:
- Thông tư 26 ngày 25/6/2012 của Bộ NN và PTNT

- Thông tư số 66 ngày 10/10/2011 của Bộ NN và PTNT
-------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

CÔNG BỐ HỢP QUY THỨC ĂN CHO THÚ CƯNG (CHÓ&MÈO)


Tại Việt Nam các hệ thống cửa hàng, công ty cung cấp thức ăn dành cho chó mèo đang còn hạn chế. Các sản phẩm thức ăn cho chó mèo chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Theo các quy định hiện nay thì trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường các chủ thể kinh doanh cần tiến hành công bố chất lượng sản phẩm. Để hiểu rõ về thủ tục công bố thức ăn chó mèo nhập khẩu, VIETCERT cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan như sau:
Theo quy định tại Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT
1. Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam, hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packinglist), hóa đơn mua bán (Invoice), Phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis).

2. Đối với thức ăn chăn nuôi chưa có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải có công nhận chất lượng của Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng sau đó mới được kinh doanh, lưu hành sản phẩm trên thị trường. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Vinascare cung cấp);
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có giấy chứng nhận HACCP hoặc chứng nhận tương đương;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hóa nhập khẩu;
- Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;
3. Thời hạn giải quyết: 25-30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
4. Dịch vụ của VIETCERT:
- Tư vấn về trình tự, thủ tục công bố thức ăn chó mèo nhập khẩu;
- Soạn thảo hồ sơ theo quy định;
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Nhận giấy đăng ký kiểm tra chất lượng/Công nhận chất lượng thức ăn chó mèo nhập khẩu;
- Nhận kết quả kiểm tra/Công nhận chất lượng thức ăn dành cho chó mèo và bàn giao lại cho khách hàng.
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HACCP là gì ?
-------------------
   Vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm không chỉ là nỗi lo của riêng ai mà đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với toàn xã hội. Chứng nhận HACCP được biết đến như là 1 công cụ hữu hiệu giúp cơ sở chế biến thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn. Vậy chứng nhận HACCP là gì, đối tượng, lợi ích của chứng nhận này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
   Theo 1 số thống kê gần đây của Bộ y tế Việt Nam thì từ năm 1999 đến nay đã xảy ra 1.282 vụ ngộ độc thực phẩm với 27.731 người mắc, trong đó có 336 người bị tử vong. Điều có có thể khẳng định rằng, an toàn vệ sinh thực thực phẩm là 1 trong những yếu tố quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm vì chỉ cần một lần gây ngộ độc thì quả là “mua danh một vạn, bán danh ba đồng”.
1.Chứng nhận HACCP là gì?
 Chứng nhận HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
 Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP
 Các đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP có thể kể đến như:
– Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
– Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
– Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.
3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng chứng nhận HACCP?
 Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:
– Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
– Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.
– Giảm chi phí bán hàng.
– Đáp ứng yêu cầu VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.
– Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.
 Ngoài ra, việc áp dụng chứng nhận HACCP còn có lợi ích đối với ngành công nghiệp (Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi….), với nhà nước (cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại…), với người tiêu dùng (Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm, cải thiện cuộc sống…)
4.  Những nguyên tắc của chứng nhận HACCP
– Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn ở các giai đoạn: Sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
– Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points). Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
– Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn. Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
– Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
– Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.
   Vietcert tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận HACCP uy tín nhất hiện nay. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quy trình tư vấn, chăm sóc khách hàng bài bản, các thành viên trong công ty luôn nỗ lực hết mình chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
    Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Tại sao các cơ sở kinh doanh hoa quả nhập khẩu phải có HACCP?
**************
       Hiện nay, Ngành lương thực, thực phẩm nói chung và riêng ngạch kinh doanh trái cây, hoa quả nói riêng đang phải đối mặt với thực trạng mất niềm tin của người tiêu dùng do không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, việc hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ và hoa quả Trung Quốc với dư lượng tồn dư chất bảo vệ thực vật độc hại đang tiếp tục tràn ngập thị trường càng làm cho thực trạng trên thêm nhức nhối.
 Vậy thì đã có những quy định, tiêu chuẩn gì để đảm bảo cho những đơn vị kinh doanh chân chính?
Đó chính là tiêu chuẩn HACCP- Chứng nhận An toàn thực phẩm
Để hiểu tại sao các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng HACCP thì chúng ta cùng tìm hiểu tiêu chuẩn HACCP là như thế nào?
Tiêu chuẩn HACCP là gì?
     HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
     Nó là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
     Tiêu chuẩn HACCP do Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm (CODEX) ban hành lần đầu vào năm 1969, được sửa đổi 2 lần vào năm 1991 và sửa đổi tiếp vào năm 1998. Hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về việc tăng cường an toàn thực phẩm trong mọi lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực , thực phẩm, thuỷ sản.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này:
  • Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
  • Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.

Tại sao lại cần HACCP?
     Việc sản phẩm phù hơp với HACCP và đươc in nhãn dấu chứng nhận  sẽ càng thuận lợi hơn khi lấy được lòng tin người tiêu dùng, thúc đẩy doanh số, tạo dựng thương hiện trên thị trường. Ngoài ra, việc các cơ sở kinh doanh không có hoặc cố tinh không có chứng nhận vệ sinh toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt rất nặng của các cơ quan chức năng. Hiện nay, mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng.
     Còn đối với người tiêu dùng khi lựa chọn những đơn vị có chứng nhận HACCP thì sẽ giảm được mối nguy về các bệnh truyền nhiễm qua hoa quả, trái cây. Loại bỏ được các nguy cơ về dư lượng tồn dư các chất bảo quản thực vật cực kỳ độc hại. Tăng thêm sự tin cậy vào các đơn vị cung cấp hoa quả sạch, hoa quả nhập khẩu và được cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe, kinh tế, xã hội.
     Đới với nhà nước đại diện là cục An toàn thực phẩm thì HACCP sẽ là công cụ cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm.

      Những yêu cầu HACCP được Ủy ban Codex, Liên minh Châu Âu, Canada, Úc, NewZealand và Nhật Bản công nhận, sẽ áp dụng cho khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải sản, cửa hàng tạp phẩm, nhà hàng, và các khu chế biến và xử lý thực phẩm khác.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Quy trình chứng nhận HACCP
---------------------------
      Hiện tại, các nhà lập pháp, nhà chức trách và các chuyên gia thực phẩm  đều có chung quan điểm rằng một hệ thống HACCP chính thức, cấu trúc rõ ràng là phương pháp hiệu quả nhất để quản lý và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm trong việc chế biến và xử lý thực phẩm và các sản phẩm thực phẩm.  Đã có những tài liệu chứng minh rất rõ ràng rằng sự bùng phát của những căn bệnh do thức ăn gây ra không chỉ hủy hoại cuộc sống của con người  mà còn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình  kinh doanh và kinh tế các nước. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người trên thế giới bị ngộ độc thực phẩm và các công ty thực phẩm phải trả hàng triệu đô la tiền bồi thường, đồng thời hứng chịu những thiệt hại không thể đo đếm được về danh tiếng kinh doanh của mình. 
       Chứng nhận HACCP, hệ thống được các tổ chức như Dịch vụ điều tra an toàn thực phẩm của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) và Ban quản lý thực phẩm, dược phẩm (FDA)  tuân thủ, là một hệ thống khoa học giúp kiểm soát quá trình để loại bỏ các mối nguy tại các khu vực trọng yếu trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm.
        HACCP góp phần ngăn ngừa thực phẩm nhiễm độc trong quá trình cung ứng thực phẩm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, có 7 nguyên tắc HACCP cần phải tuân thủ:
  •  Tiến hành phân tích mối nguy. Chuẩn bị một danh sách các bước trong quá trình có thể có những mối nguy hiểm lớn và trình bày các phương pháp phòng ngừa.
  •   Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (viết tắt là CCPs)
  •   Thiết lập các giới hạn tới hạn cho CCPs
  •   Thiết lập các yêu cầu theo dõi. Thiết lập các quy trình để sử dụng các kết quả trong việc theo dõi nhằm điều chỉnh quá trình và duy trì kiểm soát.
  •   Thiết lập các hành động khắc phục. Các hành động được tiến hành khi theo dõi thấy có sự sai lệch so với giới hạn tới hạn đã được thiết lập.
  •   Thiết lập các quy trình kiểm tra. Thiết lập các quy trình lưu giữ hồ sơ hiệu quả giúp lập tài liêu về hệ thống HACCP.
  •   Thiết lập các quy trình lưu giữ hồ sơ trong quá trình kiểm tra.

      Những yêu cầu HACCP được Ủy ban Codex, Liên minh Châu Âu, Canada, Úc, NewZealand và Nhật Bản công nhận, sẽ áp dụng cho khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, hải sản, cửa hàng tạp phẩm, nhà hàng, và các khu chế biến và xử lý thực phẩm khác.
       Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

ĐIỀU KIÊN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM


Quy định các điều kiện để thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, cụ thể:
·         Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
·         Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.

·         Trường hợp Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
·         Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
·         Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng tối thiểu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
------------------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương

Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com