Trang

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy
************
Công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy thực phẩm 
     Nằm trong nhóm phụ gia thực phẩm cho nên việc Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy là việc làm hoàn toàn cần thiết và mang tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy:
     Trong  QCVN 4 -17: 2010/BYT của Bộ Y Tế định nghĩa Chất khí đẩy: là phụ gia thực phẩm dạng khí được cho vào thực phẩm
     Việc công bố sản phẩm là trách nhiệm với các Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất khí đẩy làm phụ gia thực phẩm
      Việc lấy mẫu phải tuân thủ theo mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ
      Mẫu đại diện phải đáp ứng được các Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất khí đẩy được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn  QCVN 4 -17: 2010/BYT của Bộ Y Tế như sau:
  • Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khí nitrogen
  • Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khí nitrogen oxyd

     Trình tự thủ tục công bố phải tuân thủ theo  Quy định thực hiện công bố thực phẩm trong nước, nhập khẩu , cụ thể  Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin Quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm bóng

    Công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy thực phẩm
   Các chất làm bóng phải được công bố phù hợp với các quy định tại QCVN 4-20: 2010/BYT. Để hiểu rõ hơn về Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm bóng này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản như sau
   Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – chất làm bóng
   Chất làm bóng: là phụ gia thực phẩm được cho thêm vào bề mặt phía ngoài của thực phẩm nhằm tạo độ bóng hoặc tạo lớp bảo vệ. Một số chất làm bóng đã có QCVN như: sáp ong, sáp Candelila, Shellac, dầu khoáng, sáp vi tinh thể. Các chất làm bóng phải được công bố phù hợp với các quy định tại QCVN 4-20: 2010/BYT. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất làm bóng  sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.
    Theo Quy định thực hiện công bố thực phẩm trong nước, nhập khẩu thì bộ hồ sơ công bố sản phẩm bắt buộc gồm những thành phần trong quy định.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin Quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

1. Thức ăn chăn nuôi là gì?
Hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng Thức ăn chăn nuôi phợp với quy chuẩn (chứng nhận hợp quy), xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hay nhập khẩu khi tiêu thụ trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.
Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…,được phân thành rất nhiều nhóm theo các tiêu chí khác nhau: loại động vật; môi trường sống; giai đoạn phát triển của chúng…,những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
2. Phân loại Thức ăn chăn nuôi
2.1 Dựa trên nguồn gốc gồm:
- Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine…

- Thức ăn thô khô: có hàm lượng xơ thô > 18%, như: Cỏ khô họ đậu, hòa thảo; giây lang, cây lạc, thân cây ngô,…..phơi khô.
- Thức ăn ủ xanh: Cây ngô tươi, cỏ voi ủ xanh; Các loại rau ủ chua.
- Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô 70% TDN.
- Thức ăn giàu protein: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô > 20%, xơ thô < 18%.
- Thức ăn bổ sung khoáng: Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3…;Các chất khoáng vi lượng: FeSO4, CuSO4, MnSO4…
- Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C…
- Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng: Chất chống mốc, chống oxy hóa;Chất tạo màu, tạo mùi;Thuốc phòng bệnh, kháng sinh;Chất kích thích sinh trưởng…

- Thức ăn hỗn hợp: là có từ hai nguyên liệu đã qua chế biến trở lên, được phối hợp theo công thức của nhà chế tạo. Có 3 loại thức ăn hỗn hợp: Hỗn hợp hoàn chỉnh; Hỗn hợp đậm đặc; Hỗn hợp bổ sung
2.2 Dựa trên phương pháp chế biến gồm: Thức ăn dạng bột và Thức ăn dạng viên
------------------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương

Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

QUY ĐINH MỚI VỀ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI


       Từ ngày 20/05/2017, Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy đinh về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu lực thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .
Theo đó, quy định các điều kiện để thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, cụ thể:
·         Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
·         Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.

·         Trường hợp Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
·         Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán không phải thực hiện đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhưng phải đáp ứng các quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
·         Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán được phép lưu hành tại Việt Nam, trong đó đưa ra những quy định về mức chất lượng tối thiểu và các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) để áp dụng trong sản xuất.
------------------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương

Quy chuẩn chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi


- QCVN 01-10:2009/BNNPTNT - Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà.
- QCVN 01-11:2009/BNNPTNT - Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt.
- QCVN 01-12:2009/BNNPTNT - Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn.

- QCVN 01-13:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt.
- QCVN 01-77:2011/BNNPTNT – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.
------------------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐỘNG VẬT


a. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Bột cá
Là nguồn cung cấp đạm động vật quan trọng sau đậu tương. Có 2 cách phân loại bột cá:
- Theo tỷ lệ protein có trong bột cá:
+ Bột cá tốt: chứa protein trên 60%
+ Bột cá trung bình: chứa protein từ 50-60%
+ Bột cá kém: chứa protein dưới 50%
Trong chăn nuôi gia cầm , người ta thường sử dụng bột cá từ trung bình trở lên.
- Theo tỷ lệ muối: người ta chia bột cá ra làm 3 loại:
+ Bột cá mặn
+ Bột cá lợ
+ Bột cá nhạt
Bột cá nhạt có tỷ lệ muối < 5%. Trong thức ăn gia cầm, người ta chỉ sử dụng bột cá nhạt vì gia cầm rất mẫn cảm với tỷ lệ muối cao trong khẩu phần ăn.
b. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Bột thịt và bột thịt xương
Bột thịt được sản xuất từ các sản phẩm được chế từ thịt bằng cách sấy khô lên và nếu có cả xương thì được gọi là bột thịt xương. Hàm lượng protein biến động từ 30 đến 55% tùy theo bột thịt hay bột thịt xương. Bột thịt xương tuy protein khong cao lắm nhưng là nguồn cung cấp canxi (71%) và photpho dễ tiêu (3,8-5,0) rất tốt.
Hiện nay, xu hướng các nước châu Âu hạn chế hoặc ngừng hẳn việc sử dụng bột thịt hoặc bột thịt xương trong khẩu phần ăn động vật. Vì phải xử lý nhiệt kỹ thì tránh các mầm bệnh còn hiện diện.
c. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Bột đầu tôm
Không được sử dung nhiều trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp do có hàm lượng khoáng tổng số cao dần tới rất khó cân đối trong khẩu phần. Khi tính toán bột đầu tôm vào công thức thức ăn cho gia cầm cần hiệu chỉnh lượng protein hữu dụnh chỉ bằng khoảng 60% so với protein tổng số. Có 2 loại bột đầu tôm, loại có nhiều vỏ và loại có nhiều thịt. Tỷ lệ sử dụng bột đầu tôm trong khẩu phần gia cầm không nên quá 4%.

d. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Bột lông vũ
Bột lông vũ có thành phần chủ yếu là protein nên hàm lượng protein thô có thể đạt đến 80-85% nhưng protein trong bột lông vũ chủ yếu là keratin, có độ tiêu hóa thấp, nhất là lông vũ chưa xử lý hầu như không thể tiêu hóa được. Các nhà khoa học khoa học khuyến cáo không nên dùng tỷ lệ cao bột lông vũ trong khẩu phần ăn của gia cầm.
------------------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

        Nguyên liệu chế biến thức ăn có rất nhiều loại từ nguồn thực vật, động vật, men . . . có tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau. Thành phần dinh dưỡngcác loại nguyên liệu thức ăn từ nguồn thực vật có sự sai khác nhiều ít phú thuộc vào tính chất thổ nhưỡng từng vùng, mùa vụ trong năm, thời kỳ thu hoạch cho từng loại.cây màu, công nghệ chế biến, quá trình bảo quản dự trữ.

Thức ăn động vật như bột cá, bột thịt, bột thịt xương thì tỷ lệ dinh dưỡng phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến như cá sống, cá biển, cá tạp, cá ngon, thịt bò, cừu, nhiều thịt hãy nhiều xương…
Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Thức ăn đậm đặc gồm các thành phần.

Thức ăn đậm đặc là một hỗn hợp thức ăn cho gia cầm chưa hoàn chỉnh có tỷ lệ đạm cao trên 40%, Ca và P đều cao, chủ yếu là các nguyên liệu giàu đạm, giàu vitamin và khoáng để khi phối trộn khoảng 25- 30% với các loại nguyên liệu giàu tinh bột đường với tỷ lệ thích hợp (khoảng 70-75%) sẽ có thức ăn hoàn chỉnh cho gia cầm ăn.
-Thức ăn đậm đặc gồm các loại bột cá, bột thịt xương, bột xương, bột đá, các axit amin tổng hợp sinh học như L-lyzin, Dl-methionin, các loại premix vitamin-khoáng, hương liệu thơm, chất kết dính (làm thức ăn viên),...
- Tuỳ theo từng loại gia cầm mà có tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu trên cho thích hợp.
- Các nông hộ, trang trại có sẵn ngô, cám, thóc, tấm chỉ cần mua thức ăn đậm đặc về phối trộn theo tỷ lệ hướng dẫn sẽ giảm được 2/3 chi phí vận chuyển so với mua thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
------------------------------------------------------
Hotline: 0903543099-Ms Phương
Email: vietcert.kinhdoanh63@gmail.com